Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chuyển đổi số năm 2024
Ngày cập nhật 14/08/2024

Căn cứ Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2022 của UBND huyện về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND xã Lộc Trì ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/01/2024 về chuyển đổi số năm 2024, cụ thể:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, Đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số.

- Tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận và sự tham gia đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

- Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên địa bàn xã theo chủ trương, lộ trình, hướng dẫn của tỉnh, huyện và điều kiện thực tế tại xã. Xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng; đảm bảo việc triển khai phù hợp với các điều kiện hạ tầng, kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chính quyền số:

- Duy trì đảm bảo 100% cán bộ, công chức, xã được trang bị máy tính để phục vụ công việc và kết nối mạng Internet, cài đặt phần mềm bảo mật để phục vụ công vụ.

- 100% các văn bản luân chuyển trong nội bộ cơ quan dưới dạng điện tử, trừ văn bản không được gửi qua môi trường mạng theo quy định (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

- 100% văn bản trao đổi giữa UBND xã và các đơn vị liên quan dưới dạng điện tử, trừ văn bản không được gửi qua môi trường mạng theo quy định (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

- 100% các ban ngành, bộ phận chuyên môn và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được cung cấp và sử dụng chữ ký số trong hoạt động công vụ.

- Trên 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi, danh mục bí mật nhà nước).

- 100% báo cáo định kỳ của UBND xã (Không bao gồm nội dung mật) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của xã.

- Giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- Trên 60% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý qua DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. 100% tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bằng chữ ký số theo quy định.

b) Kinh tế số:

- Phấn đấu đạt trên 30% tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa và nhỏ tiếp cận nền tảng chuyển đổi số

- Ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng.

c) Xã hội số:

- Duy trì, bổ sung hạ tầng mạng băng thông rộng, cáp quang phủ trên 75% hộ gia đình;

- 100% thôn, xóm trên địa bàn xã được phủ sóng di động hoặc Internet; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 40%; tỷ lệ dân số sử dụng các ứng dụng, dịch vụ số để tương tác với chính quyền đạt trên 40%.

- Xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh trên địa bàn xã.

- 100% người dân và doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

- 100% Cán bộ, công chức được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Tạo nền móng chuyển đổi số

a) Chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế

- Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền UBND xã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của UBND xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các ban, ngành, cán bộ, công chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

- Quán triệt, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện về chuyển đổi số, kết hợp rà soát các điều kiện của địa phương để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là đổi mới mô hình, quy trình hoạt động, kết hợp áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội và phổ cập các ứng dụng, các tiện ích thiết thực phục vụ hoạt động của người dân.

- Có cơ chế, chính sách ưu tiên, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, thúc đẩy việc chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả tại các doanh nghiệp; thu hút nhà đầu tư tham gia vào quá trình chuyển đổi số và khai thác sử dụng môi trường số.

c) Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tuân thủ nguyên tắc an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn xã theo tiến độ của huyện, bắt đầu từ các cơ quan đơn vị, trường học, cơ sở y tế bảo đảm sự kết nối, liên thông trong toàn xã; tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 4G tiến tới 5G.

d) Phát triển dữ liệu

- Số hóa dữ liệu phục vụ hoạt động của UBND xã, bảo đảm tập trung, thông suốt, đáp ứng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trên môi trường số.

- Tạo lập các nguồn cơ sở dữ liệu theo ngành, lĩnh vực, trước hết phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, làm cơ sở để xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu dùng chung của xã.

- Thực hiện tích hợp dữ liệu thông suốt, hình thành các cơ sở dữ liệu dự báo, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành cấp tỉnh, cấp huyện.

- Phối hợp tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân và doanh nghiệp, tiến tới hình thành các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

đ) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Tăng cường công tác an toàn, an ninh mạng, kết hợp đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để chủ động phòng ngừa rủi ro, ứng phó và khắc phục kịp thời các sự cố về an toàn, an ninh mạng; giảm tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi số, bảo vệ an toàn các nguồn thông tin, dữ liệu trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức tự bảo vệ thông tin, dữ liệu trên môi trường số, tuân thủ các quy tắc về sử dụng dịch vụ số, tham gia tích cực các hoạt động về an toàn, an ninh mạng, góp phần phòng, chống có hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập trái phép các hệ thống thông tin.

- Mở rộng xây dựng mạng diện rộng trên cơ sở mạng truyền số liệu chuyên dùng bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với tốc độ cao giữa các cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện kết nối và tổ chức khai thác hiệu quả các nền tảng dùng chung quy mô quốc gia về định danh và xác thực điện tử, thanh toán điện tử, thông tin báo cáo, điều hành an toàn thông tin mạng, cơ sở dữ liệu dân cư, hộ tịch, đăng ký kinh doanh…

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. Tăng cường cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý sự cố an toàn mạng.

- Trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động để thích ứng với thay đổi của chuyển đổi số, nhất là cho công nhân, người lao động để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.

- Đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng dựa trên các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở lồng ghép vào các hội nghị, cuộc họp.

- Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo về chuyển đổi số và định hướng xây dựng chính quyền số với các huyện, xã đi đầu về chuyển đổi số.

2. Phát triển chính quyền số

- Thiết lập kênh giao tiếp giữa xã và người dân, đa dạng hoá kênh giao tiếp giữa UBND xã và người dân (SMS, web, App, v.v…)

- Nâng cao trình độ CNTT; kiến thức an toàn thông tin; kỹ năng sử dụng công nghệ số; hướng dẫn sử dụng các phần mềm.

- Tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trên môi trường số, theo đó, 100% các thông tin, số liệu cơ bản phục vụ cho việc ra quyết định của cấp ủy, cấp chính quyền được cung cấp tự động trên môi trường số, bảo đảm chính xác, nhanh chóng và tùy biến theo tình hình thực tế, đặc biệt là trong giải quyết, xử lý các vấn đề cần thiết, cấp bách,...

3. Phát triển kinh tế số

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tạo cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới; đẩy mạnh triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động trong giao dịch điện tử; phát triển thương mại điện tử an toàn, bền vững; theo đó, đến hết năm 2024, 100% các doanh nghiệp trên địa bàn xã được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số, như:

- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số; tham gia các hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số (qua đó tìm hiểu, lựa chọn các giải pháp, sản phẩm phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp); được tư vấn giải pháp chuyển đổi số; được kết nối, quảng bá, đưa sản phẩm, dịch vụ lên các sàn giao dịch điện tử và được tiếp cận các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số của tỉnh, huyện, xã.

- Ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,... trong tổ chức quản lý, phát triển kinh tế của xã, bảo đảm 100% các chỉ tiêu kinh tế được tính toán, xác định một cách tự động, dựa trên các thông tin, số liệu có sẵn.

4. Phát triển xã hội số

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ứng dụng Hue-S thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số; các ứng dụng VNeID, VssID, Sổ sức khỏe điện tử…

- Triển khai các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế thông minh, dịch vụ giáo dục thông minh. Đầu tư trang thiết bị cần thiết để kết nối trạm y tế của xã với hệ thống khám chữa bệnh từ xa Lập các nhóm trên mạng xã hội để người dân được tư vấn về sức khỏe. Các dữ liệu hồ sơ y tế từ các hệ thống này phải đảm bảo khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu. Tuyên truyền, khuyến khích và hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng và nền tảng tư vấn, hỗ trợ chăm sóc tư vấn sức khoẻ.

- Tuyên truyền, phổ biến quảng bá các sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng, các ứng dụng ví điện tử, ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin học tập, thông tin giáo dục dựa trên nền tảng mạng xã hội. Xây dựng các video để tuyên truyền, phổ biến Phối hợp với các đơn vị truyền thông, truyền hình của địa phương hoặc Trung ương để đưa tin, bài viết. Lấy đối tượng đoàn thanh niên và thanh niên trong xã làm nòng cốt để thực hiện tuyên truyền Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chung của xã trên môi trường mạng Thiết lập các kênh quảng bá về mô hình xây dựng chuyển đổi số cấp xã. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, hợp tác xã tạo và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Nâng cao hiệu quả người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền số, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

- Xây dựng các điểm Wifi miễn phí cho người dân tại các nhà văn hóa thôn, các điểm công cộng… theo phương án kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp và các thành phần khác.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội tại địa phương. Phối hợp triển khai thực hiện thí điểm xây dựng khu dân cư điện tử.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kết hợp kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về cung cấp và sử dụng thông tin số, hướng đến xây dựng môi trường thông tin số lành mạnh, mang tri thức và có giá trị sử dụng cao; theo đó, cần chú trọng đa dạng hóa phương thức tuyên truyền pháp luật, kết hợp triển khai các giải pháp trí tuệ nhân tạo trong hoạt động giám sát thông tin số, đồng thời bảo đảm 100% sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên môi trường số phải được tích hợp, gắn kèm đầy đủ các hướng dẫn, các quy định về quản lý, sử dụng (theo hình thức dễ tiếp cận, ngắn gọn, dễ nhớ,...) để tạo thuận lợi cho người dùng.

- Phổ cập điện thoại di động thông minh cho người dân, (mỗi người dân một điện thoại di động thông minh), mỗi hộ gia đình một đường cáp quang; xây dựng, phổ biến, triển khai các chính sách khuyến khích người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền.

- Đẩy mạnh thực hiện số hóa, phát triển dữ liệu kết hợp với khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã xây dựng, triển khai. Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

4. Nguồn nhân lực đảm bảo triển khai

- Quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tham gia tập huấn bồi dưỡng kỹ năng an toàn thông tin mạng: Quản trị vận hành hệ thống, ứng cứu, phối hợp xử lý, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng của ngành, địa phương, của cơ quan, đơn vị. Tăng cường tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan.

- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 133.678
Truy cập hiện tại 4